Gà là loại gia cầm rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó các bệnh gà ủ rủ. Đây là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm, có thể gây tỷ lệ chết cao và thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Vậy gà ủ rũ bỏ ăn là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh, cách điều trị và phòng ngừa sao cho hiệu quả? Mời bạn cùng SV3888 tìm hiểu trong bài viết này.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh gà ủ rũ bỏ ăn
Tình trạng gà ủ rủ bỏ ăn có thể xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó một số lý do phổ biến khiến gà bị ủ rũ như:
- Gà mắc bệnh Newcastle (Dịch tả gà).
Bệnh này do virus Newcastle (Newcastle Disease virus: NDV) gây ra. Đây là một loại virus truyền nhiễm, có thể lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc qua vỏ trứng. Chúng gây ra các tổn thương ở hệ hô hấp và tiêu hóa của gà, làm cho chúng khó thở, ho, tiêu chảy và mất sức.
Ngoài ra, virus Newcastle cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của gà. Gây ra các triệu chứng như ngoẹo cổ, quay vòng tròn, hoặc chạy theo đường zích zắc.
- Gà bị nhiễm cầu trùng.
Cầu trùng là một loại ký sinh trùng sống trong ruột của gà. Cầu trùng có thể lây nhiễm cho gà qua đường ăn uống, khi gà ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trùng.
Khi bị nhiễm cầu trùng gà sẽ có các triệu chứng như: Mệt mỏi, tách đàn, ít vận động và bỏ ăn. Cầu trùng cũng có thể gây ra hiện tượng xuất huyết nội tạng, khiến gà chết đột ngột.
- Gà nhiễm khuẩn E.coli
Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) có thể lây nhiễm cho gà qua nhiều đường, như từ mẹ sang con, qua đường hô hấp hoặc do vỏ trứng bị nhiễm bệnh. Gà bị nhiễm khuẩn sẽ có các tình trạng như: Gà bị ủ rũ, mắt lim dim, phân màu xanh hoặc có dịch màu trắng.
E.coli cũng có thể gây ra các bệnh khác ở gà như: Viêm phổi, viêm xoang, viêm khớp,…
Những đường lây nhiễm bệnh gà ủ rũ
Virus gây bệnh gà ủ rủ có thể lây truyền qua nhiều con đường, bao gồm:
- Qua đường hô hấp: Virus có trong dịch nhầy, giọt bắn, hơi thở, hắt hơi của gà bệnh, lây sang gà khỏe mạnh khi tiếp xúc gần.
- Qua đường tiêu hóa: Gà khỏe mạnh khi ăn uống có thể bị lây nhiễm virus có trong phân, chất độn chuồng, thức ăn, nước uống của gà bệnh được nuôi chung.
- Tiếp xúc trực tiếp: Virus có trong máu, mủ, mô, cơ quan nội tạng của gà bệnh, có thể lây sang gà khỏe mạnh khi cắn, mổ, giao phối.
- Tiếp xúc gián tiếp: Virus có thể lây bệnh sang gà khỏe mạnh qua dụng cụ ăn uống, chuồng trại, xe vận chuyển, người chăn nuôi, động vật hoang dã, côn trùng,….
Triệu chứng nhận biết của bệnh gà ủ rủ
Triệu chứng của bệnh gà bị ủ rủ phụ thuộc nhiều yếu tố như: Nguyên nhân, tuổi, sức đề kháng và điều kiện nuôi dưỡng gà. Thời kỳ ủ bệnh của gà thường từ 2 đến 15 ngày, phổ biến nhất là 5 đến 6 ngày. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh ủ rủ ở gà là:
Biểu hiện bên ngoài của gà bị ủ rũ
Gà bị nhiễm virus gây bệnh có một số biểu hiện bên ngoài như:
- Gà ủ rũ xệ cánh, xù lông, lù rù, tách đàn, ít vận động, ngủ gật.
- Gà ủ rủ không ăn hoặc ăn rất ít.
- Gà ủ rũ ăn không tiêu, diều sưng to, đầy hơi, có thể xuất huyết nội tạng, chết nhanh chóng.
- Tiêu chảy, phân có màu trắng xanh, trắng nhớt, mùi tanh nồng, có thể lẫn máu. Vùng hậu môn của gà dính nhiều phân bẩn.
- Gà đứng rụt cổ, đầu gật gù, vẹo cổ, đi thụt lùi, mất cân bằng, mổ không được thức ăn.
- Gà khò khè, khó thở, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, có dịch nhầy ở mũi, miệng.
- Gà khô chân, da khô khốc, chân teo như chân gà cỏ, lông bụng bết, dính chặt vào nhau.
Bệnh tích bên trong của gà ủ rũ
Bệnh ủ rũ ở gà không chỉ ảnh hưởng đến biểu hiện bên ngoài mà còn gây ra các bệnh tích bên trong cơ thể chúng. Điển hình như:
- Nhiễm trùng huyết, xuất huyết, hoại tử các cơ quan nội tạng như: Gan, thận, tim, phổi, não.
- Viêm phổi, viêm xoang, viêm kết mạc, viêm màng não.
- Suy giảm chức năng tiêu hóa, chướng diều, chướng bụng, viêm ruột.
- Suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm các bệnh khác như E.Coli, CRD, tụ huyết trùng,…
Hậu quả khi gà bị ủ rũ, bỏ ăn
Gà bị ủ rũ là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tỷ lệ chết cao đàn gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người chăn nuôi, như:
- Gà ủ rủ chết dần, giảm trọng lượng, giảm chất lượng,… Gây tổn thất, mất mát về kinh tế.
- Bệnh khiến gà bị suy giảm khả năng sinh sản, giảm năng suất và chất lượng giống.
- Bệnh có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gà bệnh hoặc các sản phẩm từ gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăn nuôi.
Cách điều trị bệnh gà ủ rủ hiệu quả
Để điều trị bệnh gà ủ rủ bỏ ăn, bạn có thể tham khảo các phương pháp được SV3888 chia sẻ như sau:
- Cách ly những con gà bị bệnh ra khỏi đàn, vệ sinh chuồng trại. Thay chất độn chuồng, khử khuẩn chuồng nuôi, giữ ấm cho đàn gà.
- Cho gà uống kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Có thể sử dụng Florfenicol 4%, Trimothoprim + Sulphamethoxazol. Hoặc dùng các loại kháng sinh khác theo chỉ định của bác sĩ thú y.
- Dùng kháng thể E. coli để hạn chế sự lây lan của virus. Nên cho cả đàn gà uống 3 lần/ngày/4 ngày liên tục.
- Cho gà sử dụng chất điện giải Gluco-C và vitamin ADE trong 17 ngày liên tục. Mục đích để tăng cường sức đề kháng, giúp đàn gà nhanh phục hồi sức khỏe.
- Kết hợp dùng thuốc trị hen suyễn Bromhexin với men tiêu hóa, khoáng chất Premix, Vitamin B – Complex trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày cho gà. Nhằm để cải thiện hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của gà.
Biện pháp phòng tránh bệnh gà ủ rủ hiệu quả
Để phòng tránh bệnh ủ rủ cho gà, người chăn nuôi có thể tham khảo thực hiện các biện pháp như:
- Tiêm phòng vắc xin cho đàn gà theo lịch trình khuyến cáo.
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe cho gà. Loại bỏ những con gà bệnh hoặc nghi ngờ bệnh, tiêu hủy xác gà bệnh theo quy định. Khử trùng chuồng trại và dụng cụ nuôi dưỡng.
- Cung cấp cho đàn gà một môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng. Tránh mật độ nuôi gà quá đông, môi trường quá ẩm, quá nóng hoặc lạnh.
- Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân đối cho gà. Tránh để gà ăn uống bừa bãi, ăn thức ăn ôi thiu, có chứa virus gây bệnh.
- Hạn chế việc cho gà tiếp xúc với các nguồn có thể mang virus gây bệnh. Tránh mua bán, vận chuyển, trao đổi gà không rõ nguồn gốc và không đảm bảo sức khỏe.
- Thực hiện các biện pháp cách ly, kiểm dịch, khử trùng cho đàn gà khi nhập mới.
SV3888 hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh gà ủ rủ bỏ ăn hiệu quả. Chúc bạn thành công nuôi dưỡng được đàn gà phát triển tốt và khỏe mạnh.