Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bạn nuôi gà và nhận thấy chúng có các hiện tượng viêm xuất huyết ở dưới da và màng niêm mạc. Vậy khả năng cao đây là bệnh tụ huyết trùng ở gà – một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng gây chết đàn cao. Bài viết này SV3888 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách trị và phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà hiệu quả.

Tại sao gà bị bệnh tụ huyết trùng?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà xảy ra nguyên nhân chính là do vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn này có thể lây truyền trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gà bệnh,… Hoặc lây gián tiếp qua môi trường thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn. 

Tìm hiểu về gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Tìm hiểu về gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gà mắc bệnh tụ huyết trùng là:

  • Thời tiết cực đoan. Bệnh thường gặp ở gà trên 16 tuần tuổi, vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, ẩm,…
  • Chuồng nuôi kém vệ sinh, quá đông, thiếu ánh sáng, thiếu thông gió.
  • Thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thiếu dinh dưỡng, vitamin.
  • Gà bị vận chuyển xa và thay đổi môi trường sống đột ngột.
  • Bị stress, suy giảm sức đề kháng do bệnh khác hoặc tiêm phòng vaccine.

Phân loại và nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể được phân loại thành ba thể bệnh gồm: Thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính. Các triệu chứng và bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng có thể được nhận biết theo từng thể bệnh cụ thể ở gà như sau:

Thể quá cấp tính

Bà bị bệnh tụ huyết trùng ở thể quá cấp tính thường chết đột ngột chứ không có biểu hiện triệu chứng gì cụ thể. Gà có thể nhảy xốc lên, lăn ra và giãy rồi chết. Hoặc ủ rũ và khoảng 1-2h thì chết.

Khi mổ khám gà, nhận thấy gà bị sung huyết, xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như tim, phổi, xoang bụng, niêm mạc ruột. Da gà bầm tím, đen, có mùi hôi thối.

Bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính khiến gà chết đột ngột
Bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính khiến gà chết đột ngột

Thể cấp tính

Đây là thể bệnh phổ biến hơn, các triệu chứng bệnh xuất hiện vài giờ trước khi gà chết. 

  • Gà sốt cao, xù lông, bỏ ăn.
  • Miệng gà chảy nước nhớt, có thể có bọt và lẫn máu.
  • Gà đi phân lỏng, có chất nhầy màu hơi trắng, xanh lá hoặc nâu. 
  • Mắt gà sưng đỏ, mào tím tái do tụ máu.
  • Gà thở khó, nhịp thở tăng, cuối cùng gà chết do bị ngạt.

Khi mổ khám gà, nhận thấy gà bị sung huyết, xuất huyết dưới da màu đỏ tươi, cùng các biểu hiện khác như: 

  • Tụ máu ở phổi, niêm mạc ruột, có thể chứa dịch viêm, dịch nhầy
  • Khớp chân gà bị viêm, sưng to và có dịch màu xám đục
  • Gà bị sưng mắt và màng tiếp hợp với mắt. 
  • Một số trường hợp gà bệnh tụ huyết trùng bị viêm não, vẹo cổ.

Thể mãn tính

Các biểu hiện của gà bệnh tụ huyết trùng ở thể mãn tính thường thấy ở cuối thời kỳ dịch bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thể mãn tính khiến gà kém ăn, chậm lớn
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thể mãn tính khiến gà kém ăn, chậm lớn
  • Mào, yếm của gà sưng phù nề, thủy thũng. Các chỗ bị hoại tử trên cơ thể gà dần cứng lại. 
  • Gà gầy còm, chậm lớn, kém ăn, lông xù, viêm sưng khớp (đầu gối, cổ, chân, đùi). 
  • Viêm kết mạc mắt và những mô lân cận 
  • Hiện tượng gà tiêu chảy phân màu vàng. 
  • Một số gà có triệu chứng thần kinh vì bị viêm màng não mạn tính.
  • Khi mổ xẻ để khám, thấy gà có các tổ chức bị viêm mạn tính, có sẹo, hoại tử, u nang.

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị hiệu quả bệnh tụ huyết trùng ở gà

Để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà, bà con chăn nuôi có thể áp dụng các biện pháp sau:

Dùng thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Sử dụng thuốc kháng sinh là một phương pháp giúp chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả. Có thể dùng các loại thuốc như: Penicillin, Streptomycin, Tetracyclin, Erythromycin, Chloramphenicol, Sulfa,…. Liều lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng của gà. 

Thông thường, liều lượng là 0.5 – 1 g/kg thức ăn hoặc 0.1 – 0.2 g/lít nước uống, dùng từ 5 – 7 ngày. Nên kết hợp thêm với các loại vitamin nhóm B để giúp tăng sức đề kháng cho gà.

Ngoài ra, người nuôi cũng có thể dùng các bài thuốc đông y hay thảo dược như: Bạch truật, Hoàng bá, Cát cánh, Bạch thược, Đương quy, Cam thảo, Tỳ bà diệp,… Mục đích nhằm để hỗ trợ tăng kết quả điều trị bệnh tụ huyết trùng cho gà. 

Dùng thuốc đặc trị để chữa cho gà bị bệnh tụ huyết trùng
Dùng thuốc đặc trị để chữa cho gà bị bệnh tụ huyết trùng

Bổ sung thuốc bổ cho gà

Nên kết hợp với các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho gà. Và bổ sung thêm các loại thuốc bổ như: Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin K, Canxi,… Cho gà uống liên tục trong 3 – 5 ngày. 

Phương pháp phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà

Dưới đây SV3888 sẽ chia sẻ các biện pháp phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:

  • Tiêm phòng vaccine cho gà. 
  • Cải thiện điều kiện nuôi. Cần giữ cho chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, không quá đông. Cấp thức ăn chất lượng, không ôi thiu, nấm mốc, đủ dinh dưỡng, vitamin,… Cho gà nước uống sạch, không bị nhiễm vi khuẩn, có thể thêm một ít muối hoặc chanh vào nước uống. Tránh để gà bị stress, suy giảm sức đề kháng do bệnh.
  • Cách ly và tiêu hủy gà bệnh. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà, để phát hiện sớm và cách ly gà bệnh ra khỏi đàn. Không để gà bệnh lây truyền cho gà khỏe. Nên tiêu hủy gà bệnh bằng cách đốt hoặc chôn sâu, không để gà bệnh bị ăn thịt hoặc bán ra ngoài. Đồng thời cần khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, thức ăn, nước uống bằng các chất khử trùng chuyên dụng.

Qua bài viết chia sẻ về bệnh tụ huyết trùng ở gà SV3888 mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăn nuôi gà hiệu quả. Hãy thường xuyên chăm sóc, theo dõi sức khỏe của gà để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và bảo vệ đàn gà của mình tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *