Gà rừng đá cựa sắt là một loài gà hoang dã có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Giống gà này sở hữu ngoại hình đẹp cùng tính chiến đấu cao, được nhiều người yêu thích dùng để tham gia các trận đá gà cựa sắt. Bài viết hôm nay SV3888 sẽ giúp bạn tìm hiểu về gà rừng đá, cùng cách chọn, chăm sóc và huấn luyện hiệu quả.
Gà rừng đá cựa sắt là gì?
Giống gà rừng có bộ lông đẹp mắt, thân hình nhỏ gọn, linh hoạt. Có nhiều loại gà rừng khác nhau như: Gà rừng lông trắng; Gà rừng lông xanh; Gà rừng lông đỏ;… Với tính hiếu chiến và gà rừng bay tốt nên được nhiều người chọn nuôi để tham gia các trận đấu cựa sắt.
Gà rừng đá cựa sắt là một hình thức giải trí phổ biến ở nhiều nước khu vực Châu Á. Trò chơi này sẽ chọn những con gà rừng thuần chủng hoặc lai tạo với các giống gà khác như: Gà tre, gà nòi, gà asil,… Mục đích để có được chiến kê sở hữu sức mạnh vượt trội, khả năng chịu đòn tốt và máu chiến.
Đặc điểm ngoại hình của gà rừng
Gà rừng đá cựa sắt thùng chủng có nhiều đặc điểm nổi bật, như:
- Thân hình nhỏ nhắn, lanh lẹ, trông rất săn chắc và oai vệ.
- Gà rừng có bộ lông đẹp, bóng mượt với màu sắc sặc sỡ.
- Đuôi gà rừng có đặc điểm nổi bật với hai sợi đuôi chính dài và cong.
- Giống gà này có tiếng gáy thanh thoát, to rõ ràng.
- Cựa gà cứng, chắc khỏe.
- Gà rừng sở hữu mồng lá đặc trưng.
- Mắt gà rừng sáng và lanh lợi.
Đặc điểm về tính cách của gà rừng đá cựa sắt
Gà rừng đá cựa sắt là loại gà có tính cách hiếu chiến, gan lì, chịu đòn tốt, nhanh nhẹn và linh hoạt.
- Chúng thường có máu chiến, máu tấn công và không dễ bỏ chạy khi đối đầu với đối thủ.
- Gà rừng đá cũng rất khôn ranh, biết né tránh những đòn nguy hiểm. Và tận dụng thời cơ để ra đòn quyết định.
Tuy nhiên, gà rừng cũng có tính cách nhút nhát và hoang dã. Chúng không dễ thích nghi với môi trường nuôi nhốt và con người. Vì vậy gà rừng cần được huấn luyện và thuần hóa để có thể phát huy được khả năng chiến đấu.
Cách chọn giống gà rừng đá cựa sắt chất lượng
Để chọn được giống gà rừng đá cựa sắt tốt, bạn cần chú ý đến các tiêu chí sau:
- Nên chọn gà rừng thuần chủng trong tự nhiên, chưa bị lai tạp về giống. Bởi vì gà rừng rặc có tính chiến đấu cao, khôn ranh và nhanh nhẹn.
- Chọn gà rừng đá dựa vào ngoại hình. Nên chọn gà có bộ lông đẹp, bóng mượt, lông đuôi dài. Cổ gà thẳng dài, lưng rộng, cánh gà dài và khỏe. Đùi gà to, rắn chắc để ra đòn có lực. Chân gà thanh, vững vàng, có lớp vảy mỏng, khô không có búng thịt, ngón chân thắt.
- Nếu chọn gà chọi lai gà rừng thì chiến kê cần có những ưu điểm của về sức mạnh, tính linh hoạt, thông minh, khả năng tấn công, né đòn, chịu đòn và có thể thích nghi với môi trường nuôi của sư kê.
Hướng dẫn cách để bẫy gà rừng hiệu quả
Dưới đây SV3888 sẽ hướng dẫn bạn cách để bẫy gà rừng hiệu quả bằng cách dùng và không dùng mồi.
Cách bẫy gà rừng không cần mồi
Sử dụng bẫy giò để bẫy gà rừng là cách hiệu quả mà không cần dùng mồi. Bẫy giò là loại bẫy được làm từ những sợi dây thép mỏng và bền. Cách bẫy gà rừng không cần mồi này như sau:
- Bạn dùng một sợi dây thép nhỏ và mỏng bằng sợi chỉ rồi làm thành một cái thòng lọng bằng nắm tay.
- Buộc một dây thòng lọng vào cây sắt dài khoảng 6 ly, tổng chiều dài khoảng 30m.
- Đầu dây còn lại buộc vào cây và cắm xuống đất.
- Bạn nên đặt nhiều bẫy giò ở những nơi gà rừng thường đi qua. Khi gà rừng chạy qua, chúng sẽ bị kẹt chân vào bẫy giò và không thể thoát ra được.
Cách bẫy gà rừng sử dụng gà mồi
Ngoài cách dùng bẫy giò bạn có thể sử dụng gà rừng mồi hoặc gà lai để bẫy gà rừng.
- Bạn cần chuẩn bị một con gà mồi khỏe mạnh, có sức gáy tốt và dũng mãnh.
- Bạn thả con gà mồi vào khu vực sống của gà rừng và để nó gáy liên tục. Có thể đặt gà mồi trong một cái lồng hoặc một cái bẫy, để thu hút sự chú ý của gà rừng khác.
- Khi nghe tiếng gáy, gà rừng sẽ chạy đến đá ngay vào con gà mồi. Bởi vì gà rừng thường ghét tiếng gáy của những con khác và thích làm chủ khu vực của mình. Lúc này, bạn có thể bắt gà rừng dễ dàng.
Chia sẻ cách chọn gà rừng mồi hay
Gà rừng mồi để bẫy gà rừng khác trong tự nhiên thường là gà trống, có tiếng gáy hay và máu chiến. Cách chọn gà rừng mồi hay, hiệu quả bạn nên lưu ý một số yếu tố sau:
- Gà rừng mồi phải có sức khỏe tốt, gà rừng thuần chủng càng tốt.
- Hình dáng gà rừng mồi nên nhỏ gọn, linh hoạt, nhanh nhẹn, cánh xòe, đuôi dài.
- Gà rừng mồi phải có tính “lì đòn”, máu chiến, không sợ hãi khi gặp gà rừng khác.
- Lông gà rừng mồi nên có màu sắc sặc sỡ, lông bóng mượt, thiên về tía mật hoặc đỏ đậm.
- Tiếng gáy gà rừng mồi phải hay, to, rõ ràng, không bị nghẹn hoặc bị khàn.
Cách bẫy gà rừng kết hợp dùng gà mồi và bẫy giò
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cả hai cách dùng bẫy và gà mồi trên để tăng khả năng bắt được gà rừng. Bạn nên đặt gà mồi ở vị trí dốc thì khi cắm bẫy giò phải cắm ở phía trên. Khi gà rừng bắt đầu tấn công gà mồi thì bẫy sẽ được kích hoạt trước khi chúng ra đòn.
Cách nuôi dưỡng gà rừng đá cựa sắt hiệu quả
Gà rừng là loài gà hoang dã, nên khi nuôi trong nhà, bạn cần tạo cho chúng một môi trường gần giống với tự nhiên nhất có thể. Dưới đây SV3888 sẽ chia sẻ đến bạn những cách hiệu quả để nuôi dưỡng gà rừng đá cựa sắt.
Nuôi gà rừng đá cựa sắt theo phương pháp nuôi thả
Cách làm chuồng nuôi gà rừng theo phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một khu đất rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, có nhiều cây cối, bụi rậm. Mục đích để tạo điều kiện cho gà rừng sinh sống và tìm kiếm thức ăn. Bạn cũng cần bảo vệ khu đất khỏi những động vật săn mồi hoặc những người lạ.
- Chuồng nuôi gà rừng phải kiên cố, chắc chắn, có thể làm bằng gỗ hoặc tre, để đảm bảo sự thông thoáng, tránh ẩm thấp dễ gây bệnh cho gà.
- Chuồng phải có mái che, rèm bưng bít mưa, gió và có lưới quây đảm bảo thoáng gió và ngăn gà bay ra ngoài hoặc bị kẻ thù tấn công.
- Nền chuồng nuôi gà rừng nên là nền đất bằng phẳng, cần nện thật chặt sau đó láng xi măng, lát gạch hoặc cát lên trên để dễ dàng vệ sinh và tránh ẩm mốc.
Bạn chỉ cần cho gà ăn thêm một ít ngũ cốc hoặc thức ăn phù hợp vào buổi sáng và buổi chiều, còn lại để gà tự kiếm ăn trong ngày.
Nuôi gà rừng bằng cách nuôi nhốt
Đây là phương pháp nuôi gà rừng theo cách nhân tạo. Giúp người nuôi dễ quản lý, bảo vệ và thu hoạch gà. Để nuôi gà rừng bằng cách nuôi nhốt, bạn cần chuẩn bị một chuồng nuôi gà rừng kiên cố, sạch sẽ, thoáng mát, để tạo điều kiện cho gà sinh sống và phát triển tốt.
Đồng thời cần cung cấp cho gà rừng thức ăn đầy đủ, bao gồm cả ngũ cốc, cỏ dại, rau xanh, côn trùng, giun đất, sâu bọ.…
Thức ăn phù hợp khi nuôi gà rừng đá cựa sắt
Gà rừng ăn gì? Gà rừng là loài ăn tạp, nên thức ăn của chúng đa dạng từ ngũ cốc đến côn trùng. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của chúng là gạo, ngô, tấm và các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, giun đất, mối,… Ngoài ra, gà rừng cũng ăn các loại quả mềm, hạt cỏ dại, thịt, cá, trứng,…
Đối với gà rừng nuôi nhốt, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn công nghiệp hoặc cám, thóc kết hợp với nước sạch. Đồng thời nên bổ sung cho chúng các loại khoáng chất, vitamin, rau xanh, thịt, cá,… để tăng cường sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe cho gà rừng
Khi nuôi gà đá bạn nên kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe của gà như: Lông, mắt, mũi, tai, chân, cựa,… Nếu thấy gà có dấu hiệu bệnh tật hay các biểu hiện: Ăn kém, uể oải, lông rụng, mắt đục, chảy nước mũi,… Vậy thì nên đưa gà đi khám và điều trị sớm, hoặc tự cách ly và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Bạn cũng nên tiêm phòng cho gà rừng định kỳ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như: Cúm gà, tiêu chảy, viêm phổi,…
Bí kíp huấn luyện gà rừng đá cựa sắt hay
Để huấn luyện gà rừng đá cựa sắt hay, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bắt đầu huấn luyện từ khi gà còn nhỏ, khoảng 1-2 tháng tuổi. Lúc này gà dễ tiếp thu và thích nghi với môi trường nuôi nhốt và con người hơn.
- Tập cho gà quen với cựa sắt bằng cách đeo cựa sắt cho gà từ khi 3-4 tháng tuổi. Cựa sắt phải vừa vặn với cựa gà, không quá chật hay quá rộng. Và cựa sắt phải được mài sắc và bóng, không có gờ hay mép sắc gây thương tổn cho gà.
- Tập cho gà quen với sàn đá từ khi được 4-5 tháng tuổi.
- Cho gà tập đá với gà khác khoảng từ 5-10 phút. Nhưng nhớ bịt mỏ và bịt cựa để tránh làm tổn thương.
- Luyện tập phương pháp hất gà lên xuống từ 20-30 lần/ngày.
- Quần gà trong lồng sắt và thả rông từ hai – ba lần/ngày mỗi lần thả khoảng 10 phút là đủ.
- Tập cho gà tăng cường sức khỏe và kỹ năng bằng cách cho gà chạy lồng. Mục đích để giúp gà chiến có đôi chân khỏe và bền khi thi đấu.
Hy vọng bài viết này của SV3888 đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị về gà rừng đá cựa sắt. Chúc bạn có thể lựa chọn và nuôi được những chiến kê gà rừng chất lượng để tham gia đá gà trực tiếp và thu về nhiều lợi nhuận.
Pingback: Gà mái có cựa đẻ con có hay không?