Hiện tượng gà mổ lông nhau xảy ra khá thường xuyên trong quá trình chăn nuôi gà. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất và chất lượng của gà. Nếu bạn đang muốn biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả thì hãy cùng SV3888 theo dõi hết bài viết này nhé!
Biểu hiện khi gà mổ lông nhau
Khi gà bị cắn mổ lông nhau, chúng sẽ có những biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết như:
- Gà bị trụi lông ở vùng lông đuôi, lông lưng, lông cánh, lông ngực, lông đầu,… Từ đó khiến chúng bị lộ da, mất thẩm mỹ, bị thương tích, giảm giá trị.
- Gà bị chảy máu ở những vết thương do mổ cắn, gây mất máu. Điều này dẫn đến suy dinh dưỡng, yếu sinh lý và giảm chất lượng của gà.
- Những vết thương gà mổ nhau bị viêm nhiễm, gây sưng tấy, đau đớn, sốt cao. Gà sẽ ăn kém, chậm lớn, dễ mắc các bệnh khác.
- Trong trường hợp nặng gà mổ cắn quá sâu sẽ bị rút ruột hoặc bị mổ thủng phao câu gây ra hôn mê, co giật, khó thở và chết hoặc có thể khiến gà tử vong ngay lập tức.
Tại sao gà mổ lông nhau?
Bạn nhận thấy các dấu hiệu và thắc mắc không biết gà mổ lông nhau là bệnh gì? Thực tế gà cắn mổ lông nhau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể có thể phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là do tập tính tự nhiên của gà và do quá trình chăn nuôi.
Do tập tính tự nhiên của gà
Một số trường hợp gà mổ lông nhau do tập tính tự nhiên như:
- Bản năng tự nhiên của gà:
Trong đàn gà đông đúc, gà luôn muốn tranh chấp vị trí thứ bậc cao thấp. Vậy nên hầu hết đàn gà nào cũng xuất hiện tình trạng cắn mổ nhau.
- Gà tranh giành thức ăn:
Những con gà có thể giành giật cắn mổ lẫn nhau để tranh giành thức ăn khi không được cung cấp đầy đủ.
- Gà thích màu đỏ:
Để tìm hiểu những thứ xung quanh gà thường dùng mỏ của nó để mổ, nhất là các vật mới, lạ và đặc biệt có màu đỏ. Vậy nên chỉ cần khi một con gà trong đàn bị cắn mổ chảy máu đỏ thì những con gà khác sẽ bị kích thích và chúng xúm vào mổ cắn tiếp.
- Thời tiết quá nóng hoặc mưa khiến gà bị stress:
Khi trời quá nóng gà dễ bị stress thì chúng cũng rất dễ đánh nhau. Hoặc khi trời mưa gà bị nhốt lại đặc biệt đối với gà thả vườn, điều này cũng khiến chúng bị stress, dẫn đến hiện tượng mổ cắn nhau.
Do quá trình chăn nuôi
Một số hiện tượng gà mổ lông nhau do quá trình chăn nuôi chưa đúng cách.
- Gà bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do thức ăn không đủ nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn. Điều này dẫn đến tình trạng gà tự tìm kiếm thức ăn xung quanh và dẫn đến hiện tượng cắn mổ lông nhau.
- Trong giai đoạn gà mọc lông chúng cần cung cấp rau xanh, chất xơ, đạm khoáng chất. Vì vậy khi không được cung cấp đủ dinh dưỡng thì gà sẽ dễ bùng phát tình trạng mổ lông nhau.
- Mật độ nuôi gà quá đông cũng khiến gà stress và gây ra hiện tượng cắn mổ lông nhau.
- Ngoài ra các trường hợp như: Gà bị rận mạt, bọ chét, gà đẻ thiếu canxi hoặc trong đàn nuôi toàn gà trống cũng khiến gà đánh nhau, mổ nhau.
Các phương pháp khắc phục và phòng ngừa tình trạng gà mổ lông nhau
Khi phát hiện ra tình trạng gà mổ lông nhau, người nuôi cần can thiệp kịp thời để ngăn chặn sự lan rộng và giảm thiệt hại cho đàn gà. Dưới đây SV3888 sẽ giúp bạn có được một số biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời hiện tượng gà cắn mổ lông nhau hiệu quả.
Xử lý tình huống cấp bách khi gà cắn mổ nhau
Việc đầu tiên bạn phải làm là cách ly luôn những con bị chảy máu. Vì khi gà bị mổ chảy máu sẽ tạo sự kích thích những con gà khác trong đàn muốn vào đó. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà bị mổ mà còn tạo thói quen xấu cho đàn gà.
- Những con chảy máu bạn cần bôi xanh Etylen, mục đích là để cầm máu, chống viêm. Đồng thời giúp che đi màu đỏ, giảm kích thích những con gà khác mổ vào đó.
- Tiếp theo bạn cho toàn đàn uống điện giải Bcomplex giải Stress. Kết hợp cho gà dùng thêm vitamin K để cầm máu và thuốc Paracetamol để hỗ trợ hạ sốt, chống viêm.
Ngoài ra, người nuôi cần áp dụng một số cách cụ thể để khắc phục tình trạng gà cắn mổ nhau như:
Cắt mỏ hoặc đeo kính cho gà
Đây là hai biện pháp khá hiệu quả để ngăn chặn gà mổ lông nhau.
- Cắt mỏ sẽ làm giảm khả năng gây thương tích cho gà khi mổ nhau.
- Đeo kính có tác dụng làm giảm tầm nhìn của gà, giảm sự kích thích bởi màu đỏ của máu và giảm sự tranh chấp vị trí trong đàn.
Bạn có thể chọn phương pháp đeo kính hoặc cắt mỏ phù hợp theo độ tuổi của gà.
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà
Bạn cần chú ý cân bằng thức ăn cho gà, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, khoáng, vitamin, rau xanh, chất xơ,….
Tăng cường vệ sinh chuồng trại
Cần giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm ướt và ô nhiễm. Bạn cũng nên xử lý kịp thời các loại rận mạt, bọ chét, ve, rận,… bằng cách phun thuốc diệt khuẩn, sát trùng, tẩy rửa chuồng trại định kỳ.
Giảm stress cho gà
Bạn cần hạn chế các yếu tố gây stress cho gà như: Nắng nóng, mưa lạnh, ồn ào, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối, mật độ nuôi quá cao, tranh chấp vị trí trong đàn,… Stress sẽ làm giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến sự phát triển của gà, đặc biệt là bộ lông.
Nên nuôi gà với mật độ phù hợp, tạo ra không gian rộng rãi cho gà vận động. Đồng thời nên nuôi gà theo độ tuổi, giới tính, kích thước để tránh gà đánh nhau, mổ nhau do sự khác biệt. Và đảm bảo chuồng nuôi có đầy đủ ánh sáng, sự thoáng mát để giúp gà hạn chế tình trạng stress.
Hy vọng bài viết của SV3888 này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng gà mổ lông nhau. Và có được kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà một cách hiệu quả và an toàn. Chúc bạn thành công!